1. Giới thiệu

 Thập nhân cửu trĩ nghĩa là cứ 10 người thì có 9 người bị trĩ. Nhưng vì sự nhạy cảm của nó mà không có nhiều người chia sẻ.

Nếu bạn đang ở Nhật và hưởng bảo hiểm y tế thì vì sao không tận dụng lợi thế sự tiên tiến của nền y học nước Nhật để trị dứt điểm căn bệnh này.

Nếu bạn đang đi làm, đang gặp khó khăn với bệnh trĩ, dùng thuốc lâu ngày nhưng không khỏi và không có nhiều thời gian nằm viện phẫu thuật thì bài này có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Mình muốn trị dứt điểm bằng cách phẫu thuật nên đã đi khám ở 2 phòng khám khác nhau, 1 phóng khám gần nhà thì ở đó họ không phẫu thuật bằng cách tiêm và về trong ngày mà yêu cầu phải nằm viện khoảng 2 tuần để phẫu thuật, chi phí nằm viện 2 tuần mất khoảng 20man. Nên mình đã tìm hiểu và chọn một phòng khám ở ga shinjuku để phẫu thuật về trong ngày luôn.

Ưu điểm của cách phẫu thuật về trong ngày là:

  • Thời gian phẫu thuật nhanh: Chỉ bằng cách tiêm nên mất khoảng 3 tiếng tính cả thời gian nghỉ và về trong ngày luôn.
  • Thời gian phục hồi nhanh: Ngày đầu tiên (ngày phẫu thuật) sẽ hơi nhói một chút nhưng không đau. Từ ngày thứ 2 là cảm giác gần như bình thường lại.
  • Có thể phẫu thuật vào thứ 7: Thứ 7 phẫu thuật, chủ nhật nghỉ rồi thứ 2 đi làm là đẹp.
  • Chi phí rẻ: Nếu dùng bảo hiểm thì mất tổng cộng khoảng gần 3man. Nếu bạn cũng tham gia bảo hiểm 県民共済 ở tỉnh bạn sống thì được nhận lại 1,5man (nếu bảo hiểm đó cho phép nhận đối với 外来手術).

Nhược điểm của cách phẫu thuật về trong ngày là có khả năng bị tái phát, nhưng mình nghĩ dù có tái phát cũng vài chục năm sau cũng chả sao, với số tiền đó bỏ ra mà trị được vài chục năm là đã quá mừng.

Mình phẫu thuật ở phòng khám https://hachicli.or.jp/shinjuku/ tại ga shinjyuku. Nếu ai ở khu vực tokyo hoặc lân cận mình khuyến khích nên tới phòng khám đó, bạn có thể đặt lịch vào thứ 7 nếu muốn.

Bạn tham khảo thêm về cách phẫu thuật về trong ngày tại đây: https://hachicli.or.jp/shinjuku/proctology/proctology02.html 

phẫu thuật trĩ về trong ngày ở Nhật

2. Chi tiết các bước khi phẫu thuật về trong ngày

  • Đầu tiên bạn gọi điện tới phòng khám đặt lịch khám, ngày khám và ngày phẫu thuật sẽ khác nhau.
  • Hôm khám, có thể bác sĩ sẽ nói kê đơn thuốc cho mình về uống và bôi một thời gian xem có khỏi không, mình đã từng dùng qua thuốc trước đó rồi nên mình yêu cầu muốn được phẫu thuật luôn. Nếu bạn muốn bạn cũng có thể yêu cầu được phẫu thuật chứ không dùng thuốc nữa.
  • Khi bác sĩ đồng ý yêu cầu phẫu thuật của bạn, bác sĩ sẽ đặt ngày phẫu thuật, bạn có thể đặt vào thứ bảy.
  • Bác sĩ sẽ viết giấy giới thiệu sang phòng khám cách đó không xa để chụp CT xem có vấn đề gì không: bạn nên đi chụp CT trong ngày hôm đó luôn đỡ mất thời gian, chi phí chụp CT khoảng 5 sen.
  • Đến hôm phẫu thuật, y tá sẽ đưa bạn vào phòng thay đồ và yêu cầu bạn mặc 1 cái bỉm người lớn cùng với đồng phục bệnh nhân và nằm chờ.
  • Khoảng 10 phút sau, y tá sẽ vào và tiêm thuốc tê vào mông bạn: trong cả quá trình phẫu thuật thì đây là lúc đau nhất (nhưng vẫn chịu được), y tá sẽ đưa thuốc tê vào mông 3 lần liên tiếp, mỗi lần cảm giác sẽ khá đau.
  • Sau đó y tá truyền nước cho bạn, nằm đợi khoảng 5 phút sẽ đưa sang phòng phẫu thuật.
  • Khi lên bàn phẫu thuật, y tá đưa thuốc mê vào lọ truyền nên bạn sẽ ngủ ngay tức khắc, lúc tỉnh dậy thì bạn đã phẫu thuật xong rồi :))) . Thời gian phẫu thuật khoảng 20 phút.
  • Sau khi tỉnh dậy, y tá đưa bạn về phòng ban đầu và nằm nghỉ trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó, y tá vào và giải thích cho bạn phẫu thuật xong thì về kiêng cự thế nào, trong thời gian bao lâu các thứ.
  • Giải thích xong, bạn thay đồ và đi ra phòng chờ ngồi khoảng gần 1 tiếng để thanh toán.
  • Mình phẫu thuật mất 1,9man, cộng với 5sen chụp CT là khoảng 2,5man. Cộng với các lần đi khám lại nữa là rơi vào đâu đó khoảng gần 3man.
  • Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi khám lại vào ngày hôm sau (nếu là thứ 7 thì thứ 2 khám lại), 1 tuần sau và 1 tháng sau.

 

Link tham khảo:

https://hachicli.or.jp/shinjuku/proctology/proctology02.html